Tổng Quan Về Thương Hiệu Inverter Suoer
Suoer Inverter là một thương hiệu inverter phổ thông đến từ Trung Quốc, hãng này chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan tới năng lượng mặt trời như inverter, tấm pin solar…..
Hiện nay inverter Suoer đang phân phối tại nước ta chủ yếu là loại hybrid, hoặc inverter độc lập, hòa lưới… điện áp pin sử dụng 12v, 24v, 48v…
Sản phẩm nào cũng vậy, sau một thời gian sử dụng dài, inverter Suoer có thể gặp một số lỗi kỹ thuật không mong muốn như không lên nguồn, mất điện ra, kêu tạch tạch, cháy nổ linh kiện, báo lỗi trên màn hình… Khi đó, việc sửa chữa inverter Suoer là điều cần thiết để tránh gián đoạn hoạt động và tiết kiệm chi phí thay thế mới.
—> Sửa chữa biến tần Suoer: 0906 394 871 – 097 978 01 09 (Zalo)

Những Lỗi Thường Gặp Ở Inverter Biến Tần Suoer
Các lỗi mô tả dưới đây là những lỗi thường gặp và hay xuất hiện ở hầu hết các biến tần Suoer, một số mã lỗi hiếm gặp khác thì liên hệ với chúng tôi để được thông tin tư vấn:
1. Inverter không lên nguồn
-
Nguyên nhân:
-
Hỏng bo mạch nguồn.
- Hư nút nhấn, công tắt
-
Nổ tụ lọc nguồn.
-
Đứt cầu chì.
-
Lỗi IC điều khiển hoặc mạch cấp nguồn sơ cấp.
- Mất điện áp PV
-
-
Cách xử lý:
-
Kiểm tra điện áp PV có đủ không
- Thay nút nhấn, công tắt
-
Đo kiểm các linh kiện bán dẫn như MOSFET, diode, IC nguồn
-
Thay cầu chì đúng loại dòng và điện áp.
- Hàn lại đường mạch bị đứt
-
2. Có điện vào lên màn hình nhưng không có điện ra
-
Nguyên nhân:
-
Phần công suất không hoạt động như khối PFC hoặc Inverter
-
Phần điều khiển không có xung lái
-
Lỗi tín hiệu từ bo điều khiển
-
Lỗi phần mềm…
-
-
Cách xử lý:
-
Kiểm tra lại công suất như fet, igbt…
-
Thay thử bo lái, bo điều khiển
-
Thay linh kiện hư hỏng sau khi xác định.
-
3. Inverter phát nổ có mùi khét
-
Nguyên nhân:
-
Linh kiện lão hóa hư hỏng
-
Sử dụng quá công suất của tải
-
Quá điện áp PV
-
Bị chạm PV
-
-
Cách xử lý:
-
Thay thế linh kiện hư hỏng mới
-
Sử dụng không quá công suất tải
-
Sử dụng đúng điện áp PV
- Kiểm tra và xử lý chỗ chạm PV, đo điện trở cách điện từ 30M trở lên
-
4. Bật inverter bị sụp nguồn, nháy đèn
-
Nguyên nhân:
-
Nguồn cấp trước bị yếu.
-
Tụ lọc kém chất lượng.
-
Mạch ổn áp lỗi.
-
Tải đầu ra vượt ngưỡng công suất cho phép.
-
-
Cách xử lý:
-
Đo dòng tiêu thụ đầu ra.
-
Kiểm tra mạch ổn áp.
-
Sử dụng tải thử để xác định ngưỡng chịu tải.
-
Hướng Dẫn Sửa Chữa Inverter Suoer Sơ Khai
Áp dụng với các bạn có kiến thức về điện – điện tử, phải có kiến thức về an toàn điện thì mới nên thử áp dụng, trường hợp khác nên tìm đơn vị sửa chữa inverter năng lượng mặt trời uy tín để thực hiện
Bước 1: Kiểm Tra Nguồn Vào
- Điện lưới vào phải có cả điện áp và tần số
-
Sử dụng đồng hồ đo điện để xác định điện áp DC đầu vào, điện áp pv phải nằm trong ngưỡng hoạt động
- Đảm bảo có điện áp pin cấp vào
Màn hình Inverter Suoer
Bước 2: Kiểm Tra Nguồn Ra
-
Đo điện áp AC đầu ra. Nếu không có điện, khả năng cao là hỏng mạch công suất bên trong
-
Nếu có điện áp nhưng yếu hoặc dao động, kiểm tra tụ lọc và biến áp.
- Kiểm tra các rờ le
Bước 3: Kiểm Tra MOSFET và Diode, Tụ Điện…
-
MOSFET thường bị chập sau thời gian sử dụng dài hoặc quá công suất
-
Dùng đồng hồ thang đo diode để kiểm tra chân G-D-S của MOSFET.
-
Thay thế nếu linh kiện bị chập hoặc hở.
- Thay thế định kỳ tụ điện, rờ le
Bước 4: Kiểm Tra Bo Mạch PWM
-
Mạch PWM điều khiển xung để đảo chiều dòng điện.
-
Nếu IC bị lỗi, tín hiệu đầu ra sẽ không ổn định.
-
Sử dụng oscilloscope để đo xung nếu có.
Bước 5: Thay Linh Kiện Và Test Lại
-
Sau khi thay thế tụ, diode, MOSFET hoặc IC điều khiển, lắp ráp lại và chạy thử tải nhẹ.
-
Theo dõi nhiệt độ, tiếng ồn và điện áp đầu ra để xác nhận inverter hoạt động bình thường.
Lưu Ý Khi Tự Sửa Chữa Inverter Suoer
Việc sửa chữa inverter đòi hỏi kiến thức về điện tử và kỹ năng hàn mạch. Một số lưu ý quan trọng:
-
Ngắt nguồn điện hoàn toàn trước khi sửa chữa.
-
Sử dụng thiết bị bảo hộ như găng tay cách điện, kính bảo vệ.
-
Dùng đồng hồ vạn năng để đo kiểm trước khi thay linh kiện.
-
Không nên sửa nếu không có kiến thức chuyên sâu vì nguy cơ chập cháy.
Khi Nào Nên Gửi Đến Trung Tâm Sửa Chữa Inverter Suoer?
Không phải lúc nào cũng có thể tự sửa tại nhà. Bạn nên mang inverter đến trung tâm sửa chữa uy tín khi:
-
Inverter bị cháy nổ nghiêm trọng, mạch than đen.
-
Đã thay linh kiện nhưng vẫn không hoạt động.
-
Không xác định được lỗi IC hoặc lỗi logic điều khiển.
-
Cần thay thế linh kiện chuyên dụng không có sẵn.
Cách Bảo Quản Inverter Suoer Để Giảm Thiểu Hư Hỏng
Ngoài việc sửa chữa, người dùng nên bảo quản inverter Suoer đúng cách để kéo dài tuổi thọ:
-
Tránh sử dụng quá tải: Dùng tải phù hợp với công suất thiết kế.
-
Đặt nơi khô ráo, thoáng mát: Tránh ẩm mốc và nhiệt độ cao.
-
Thường xuyên kiểm tra kết nối dây điện và jack cắm.
-
Vệ sinh định kỳ: Loại bỏ bụi bẩn, giúp quạt tản nhiệt hoạt động hiệu quả.
-
Ngắt nguồn khi không sử dụng lâu dài để giảm hao mòn linh kiện.
Bên cạnh sửa chữa Suoer, chúng tôi còn nhận sửa chữa biến tần SMA, Abb, Growatt,….